Sự trỗi dậy và suy thoái của chính sách kinh tế chỉ huy Kinh tế Pháp

Pháp từng bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng và cũng đã rất thành công dưới sự điều phối của nhà nước. Chương trình mang tên dirigisme hay còn gọi là chính sách kinh tế chỉ huy được các chính phủ áp dụng một cách rộng rãi vào giai đoạn giữa năm 1944 và 1983 liên quan đến sự kiểm soát của nhà nước đối với một số ngành như giao thông vận tải, năng lượng và viễn thông cũng như khuyến khích các tập đoàn tư nhân sáp nhập hoặc tham gia vào một số dự án nhất định.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1981 François Mitterrand đã nhìn ra sự hiệu quả trong ngắn hạn của chính sách này khi mà chính phủ gần như nắm giữ và kiểm soát mọi ngành quan trọng của nền kinh tế khi thực hiện quốc hữu hóa các ngành công nghiệp nặng và ngân hàng tư nhân. Kết quả là chương trình dirigisme ngay lập tức nhận được những sự chỉ trích vào đầu năm 1982. Năm 1983, chính phủ quyết định từ bỏ chương trình dirigisme và bắt đầu xây dựng kỷ nguyên cho một chương trình quản lý nền kinh tế mới mang tên rigueur ("rigor") hay còn gọi là chính sách tập đoàn hóa. Kết quả là chính phủ đã chấm dứt việc can thiệp vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế; chính sách dirigisme giờ đây đã lùi lại về phía sau mặc dù ảnh hưởng của nó vẫn còn sót lại một ít. Sự thay đổi này giúp nền kinh tế Pháp thay đổi và phát triển hơn đáng kể so với các quốc gia châu Âu khác.

Mặc dù Pháp là một nền kinh tế có sự tự do hóa cao, chính phủ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế cụ thể được chứng minh qua các con số: chi tiêu của chính phủ chiếm tới 56% tổng GDP vào năm 2014, xếp thứ 2 trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu. Điều kiện lao động và tiền lương được quy định chặt chẽ, chính phủ tiếp tục được sở hữu cổ phần trong các tập đoàn ở một số lĩnh vực nhất định bao gồm sản xuất và phân phối năng lượng, ô tô, giao thông vận tải và viễn thông. Tuy nhiên, các cổ phần này đang được bán ra một cách nhanh chóng và nhà nước chủ yếu giữ cổ phần với tư cách là bên liên quan mang tính tượng trưng trong các công ty đó (trừ vận tải đường sắt và năng lượng).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Pháp http://www.businessinsider.com/countries-with-most... http://edition.cnn.com/2006/WORLD/europe/04/04/fra... http://www.france24.com/en/20120928-french-debt-ju... http://www.france24.com/en/20150503-arms-sales-bec... http://www.salairemoyen.com/departement.php?dept=2... http://www.salairemoyen.com/revenus.php?Commune=92... http://thewisebuck.com/wp-content/uploads/2010/10/... http://www.upi.com/Business_News/Security-Industry... http://www.usfunds.com/investor-library/frank-talk... http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/tourism/tou...